Đồ chơi ngoài trời

5 cách để thúc đẩy sự phát triển thể chất ở trẻ em mang lại hiệu quả

LnD Toys21/1/2025
5-cach-de-thuc-day-su-phat-trien-the-chat-o-tre-em-mang-lai-hieu-qua

Sự phát triển thể chất của trẻ em là quá trình phát triển và hoàn thiện cơ thể, từ chiều cao, cân nặng cho đến khả năng vận động và chức năng của các hệ cơ quan như cơ bắp, thần kinh, tuần hoàn. Sự thay đổi này là điều vô cùng quan trọng giúp trẻ xây dựng nền tảng sức khỏe, khả năng học tập và các kỹ năng cơ bản, giúp trẻ từng bước tìm tòi, khám phá và hòa nhập với thế giới xung quanh.

 

Sự phát triển thể chất của trẻ em dựa vào những yếu tố nào? 

Sự phát triển thể chất của trẻ em dựa vào những yếu tố nào? 

 

Các yếu tố cần quan tâm để năng cao sự phát triển thể chất ở trẻ nhỏ

 

Sự phát triển thể chất của trẻ em sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hoàn thiện cơ thể. Dưới đây là một số yếu tố cần quan tâm để đảm bảo trẻ được phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

 

Tay chân

 

Tay chân là dấu hiệu mà bạn dễ nhận biết nhất trong quá trình lớn lên của con. Tay và chân dần dài ra, cân đối với thân mình và đầu, giúp trẻ có ngoại hình thon gọn hơn so với khi còn nhỏ. Để hỗ trợ sự phát triển này, phụ huynh cần cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất như chơi bóng, leo trèo hoặc chạy nhảy. Điều này không chỉ giúp cải thiện khả năng vận động mà còn tăng sự linh hoạt và sức mạnh cho tay chân.

 

Ở mỗi giai đoạn, sự phát triển thể chất của trẻ em sẽ khác nhau

Ở mỗi giai đoạn, sự phát triển thể chất của trẻ em sẽ khác nhau

 

Phát triển cơ bắp

 

Hệ cơ bắp của trẻ phát triển nhanh để hỗ trợ cho việc di chuyển, vận động của bé. Các nhóm cơ lớn như cơ cánh tay và chân sẽ phát triển trước, giúp trẻ thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy, và nhảy. Ở giai đoạn này, việc bổ sung đủ protein, vitamin D và canxi là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo hệ cơ khỏe mạnh và phát triển cân đối. Ngoài ra, cần khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để xây dựng cơ bắp chắc khỏe.

 

Phát triển trí não

 

Các sợi thần kinh trong não, đặc biệt là thùy trán – khu vực liên quan đến tư duy và điều khiển hành vi phát triển rất nhanh chóng. Khi trẻ được 2 tuổi, bộ não của trẻ sẽ đạt 70% kích thước não người trưởng thành và đến 6 - 7 tuổi thì tỷ lệ này sẽ tăng lên đến 90%. 

 

Để hỗ trợ cho sự phát triển trí não, phụ huynh cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn giàu omega-3, DHA và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động kích thích trí tuệ như chơi xếp hình, kể chuyện hay đọc sách. Ngoài ra, một giấc ngủ chất lượng cũng sẽ giúp trí não trẻ được nghỉ ngơi và phát triển tốt nhất.

 

Kỹ năng vận động

 

Kỹ năng vận động là là khả năng trẻ thực hiện các hoạt động hàng ngày. Có 2 loại kỹ năng vận động chính gồm:

 

Kỹ năng vận động thô: Gồm các hoạt động như chạy, nhảy, giữ thăng bằng cơ thể và leo trèo. Những trò chơi như đạp xe, đá bóng, nhảy qua chướng ngại vật, đi bộ hoặc chơi các trò vận động ngoài trời rất hữu ích để rèn luyện kỹ năng này.

 

Kỹ năng vận động tinh: Đây là những hoạt động đòi hỏi sự khéo léo và những kỹ năng này thường liên quan đến phát triển trí não của bé như vẽ, xếp hình, giải câu đố đơn giản, dùng kéo, đánh răng, chải tóc, xếp đồ vật chồng lên nhau hoặc cầm nắm đồ vật nhỏ. Các hoạt động này không chỉ rèn luyện kỹ năng cơ bản cho bé mà mà còn kích thích sự phát triển của não bộ.

 

Rèn luyện kỹ năng vận động giúp kích thích sự phát triển của não bộ

Rèn luyện kỹ năng vận động giúp kích thích sự phát triển của não bộ

 

Chiều cao

 

Chiều cao của trẻ tăng nhanh trong những năm đầu đời, nhất là trong năm đầu tiên, trẻ có thể tăng lên đến 50% chiều dài so với lúc mới sinh. Ở độ tuổi từ 2 - 5, tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục diễn ra đều đặn. Do đó, phụ huynh cần cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D như sữa, trứng, rau xanh và cho trẻ tham gia các môn thể thao như bơi lội, bóng rổ để hỗ trợ phát triển chiều cao.

 

Trọng lượng

 

Cân nặng là một yếu tố quan trọng để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em. Trong năm đầu tiên của bé thường gấp 3 lần so với khi mới sinh. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1 - 6 tuổi, tốc độ tăng cân chậm lại, theo ước tính thì trung bình tăng khoảng 2kg mỗi năm. Trong thời gian này, phụ huynh cần cân đối chế độ ăn uống và hạn chế cho bé ăn những thực phẩm giàu đường và các chất béo không lành mạnh

 

Răng

 

Răng là một phần quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ em. Răng sữa thường bắt đầu mọc khi trẻ được khoảng 5-9 tháng tuổi và hoàn thiện vào khoảng 2-3 tuổi. Vào thời điểm từ 5 - 13 tuổi, răng sữa của bé sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn. 

 

Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, kiểm tra nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần và hạn chế ăn nhiều đồ ngọt. Ngoài ra, ba mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu canxi và photpho để giúp răng trẻ chắc khỏe hơn.

 

Các giai đoạn phát triển thể chất ở trẻ nhỏ

 

Sự phát triển thể chất ở trẻ em trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn đánh dấu những bước tiến quan trọng để hoàn thiện kỹ năng vận động và cơ thể. Dưới đây là các mốc cho sự phát triển thể chất của trẻ em: 

 

Giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi

 

Trẻ bắt đầu làm quen với các chuyển động cơ bản như lật, ngồi, bò, rồi dần dần học cách đứng. Vào cuối giai đoạn này, đa số trẻ có thể ngồi vững, bò nhanh, ngẩng đầu lên, thậm chí tự bước những bước đầu tiên với sự hỗ trợ. 

 

Giai đoạn tập đi (1–3 tuổi)

 

Ở giai đoạn này, trẻ phát triển khả năng đi bộ tốt hơn, bắt đầu chạy, nhảy, đây cũng là lúc trẻ có thể leo cầu thang với sự giúp đỡ, đồng thời cầm bút màu hoặc đồ chơi một cách khéo léo hơn. Kỹ năng vận động tinh bắt đầu phát triển, lúc này trẻ có thể thực hiện các hoạt động phức tạp hơn như xây dựng khối hình hay xếp chồng đồ vật.

 

Giai đoạn 1 - 3 tuổi trẻ bắt đầu phát triển khả năng đi bộ tốt hơn, bắt đầu chạy, nhảy

Giai đoạn 1 - 3 tuổi trẻ bắt đầu phát triển khả năng đi bộ tốt hơn, bắt đầu chạy, nhảy

 

Giai đoạn mầm non (4–6 tuổi)

 

Trong giai đoạn từ 4 - 6 tuổi, trẻ có thể leo cầu thang dễ dàng mà không cần hỗ trợ và tự tin hơn trong các hoạt động như chạy, nhảy, ném và bắt bóng. Kỹ năng vận động tinh đạt đến mức thành thạo sẽ giúp trẻ có thể tự cầm bút viết, vẽ các hình đơn giản, và tự mặc quần áo, xỏ giày. Đây cũng là thời điểm trẻ học cách điều chỉnh cơ thể để tham gia các hoạt động nhóm như chơi thể thao, bơi lội hay các trò chơi ngoài trời.

 

Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển thể chất ở trẻ em?

 

Sự phát triển thể chất của trẻ em chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố sau:

 

Dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng về dưỡng chất là nền tảng quan trọng nhất để trẻ phát triển khỏe mạnh qua từng giai đoạn. Dinh dưỡng không chỉ hỗ trợ tăng trưởng thể chất mà còn liên quan đến sức đề kháng và khả năng học tập của trẻ.

 

Yếu tố di truyền: Di truyền cũng là một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển thể chất của trẻ em. Những đặc điểm như chiều cao, cấu trúc cơ thể hoặc tốc độ tăng trưởng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền từ cha mẹ. Đa phần trẻ có cha mẹ khỏe mạnh sẽ có nhiều lợi thế về thể chất hơn.

 

Điều kiện sống: Mức sống thấp cũng sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, và hạn chế thời gian tham gia các hoạt động thể chất, giảm khả năng điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Điều kiện sống tốt sẽ tạo nền tảng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

 

Hoạt động thể chất: Mức độ vận động cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cơ bắp, xương và hệ thần kinh của bé. Những hoạt động ngoài trời không chỉ giúp bé tăng trưởng tốt mà còn nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.

 

Môi trường sống: Trẻ lớn lên trong không gian trong lành, ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm, được nuôi dưỡng trong môi trường văn minh sẽ tạo điều kiện cho trẻ phát triển thể chất tốt hơn. Ngược lại, môi trường ô nhiễm, đông đúc, xã hội phức tạp, thiếu an toàn sẽ cản trở quá trình phát triển của trẻ.

 

Các vấn đề nhiễm trùng: Nhiễm trùng kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, gây cản trở quá trình trao đổi chất và giảm năng lượng cần thiết cho hoạt động thể chất. 

 

➡️ Xem thêm: Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non phát huy tính tích cực

 

Bơi lội sẽ giúp bé phát triển  nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh

Bơi lội sẽ giúp bé phát triển  nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh

 

5 cách để thúc đẩy sự phát triển thể chất ở trẻ em mang lại hiệu quả

 

Dưới đây là một số cách hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của trẻ mà phụ huynh có thể tham khảo.

 

Khuyến khích trẻ vận động thông qua đồ chơi giúp phát triển thể chất

 

Các loại đồ chơi như xe đạp, vòng nhảy, bóng hay bộ đồ chơi thể thao mini không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ mà còn thúc đẩy vận động, rèn luyện cơ bắp và tăng khả năng phối hợp. Đồ chơi vận động giúp trẻ xây dựng thói quen hoạt động thể chất mỗi ngày, đồng thời khuyến khích trẻ yêu thích việc vận động từ sớm.

 

Chơi đá bóng không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ mà còn thúc đẩy vận động

Chơi đá bóng không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ mà còn thúc đẩy vận động

 

Hỗ trợ trẻ phát triển khả năng sáng tạo qua nghệ thuật

 

Các hoạt động nghệ thuật như vẽ, sơn, làm thủ công giúp trẻ thể hiện khả năng bản thân, đồng thời hỗ trợ khả năng vận động tinh, tăng sự linh hoạt của ngón tay và bàn tay. Việc cho trẻ tham gia các hoạt động nghệ thuật giúp trẻ phát triển kỹ năng tập trung và kích thích trí tưởng tượng, góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ.

 

Khuyến khích tham gia các hoạt động vận động ngoài trời

 

Những hoạt động như nhảy dây, đạp xe, trượt patin hoặc chạy bộ không chỉ giúp trẻ tăng cường thể lực mà còn cải thiện khả năng vận động thô như giữ thăng bằng, điều phối cơ thể,... Đây là cơ hội để trẻ tận hưởng không khí ngoài trời cũng như giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và tăng cường sức khỏe tim mạch.

 

➡️ Xem thêm: Chế độ sinh hoạt cho trẻ mầm non trong một ngày

 

Cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để phát triển về thể chất

Cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời để phát triển về thể chất

 

Cung cấp các khối trò chơi xây dựng để phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề

 

Những khối trò chơi xây dựng hoặc lắp ráp đều là những hoạt động tuyệt vời để rèn luyện khả năng tư duy logic và giải quyết vấn đề. Các trò chơi này giúp trẻ biết cách quan sát, thử nghiệm, tò mò, sáng tạo, giúp trẻ nâng cao kỹ năng trí tuệ và sự khéo léo trong các hoạt động hàng ngày.

 

Đăng ký cho trẻ tham gia các môn thể thao phù hợp

 

Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông hoặc bóng đá sẽ giúp cải thiện kỹ năng vận động, giữ thăng bằng và rèn luyện kỷ luật và tinh thần làm việc nhóm. Ngoài ra, khi tham gia các hoạt động thể thao còn giúp trẻ phát triển sức khỏe toàn diện, sự tự tin và khả năng giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa.

 

➡️ Xem thêm: Gợi ý 5 Hoạt động ngoài trời cho trẻ mầm non giúp trẻ tăng trưởng toàn diện

 

Sự phát triển thể chất của trẻ em phụ thuộc vào sự kết hợp giữa yếu tố tự nhiên và môi trường sống. Việc tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách tốt nhất phụ huynh nên rèn luyện thói quen vận động thường xuyên, cung cấp đủ chất dinh dưỡng ngay từ khi còn nhỏ.

 

🛍️ Khám phá ngay: DANH MỤC ĐỒ CHƠI NGOÀI TRỜI TỐT NHẤT

 

Hãy mang đến cho trẻ những giờ phút vui chơi bổ ích với các sản phẩm chất lượng cao như cầu trượt, xích đu, nhà banh, và nhiều hơn nữa. Được thiết kế riêng cho trẻ mầm non, đồ chơi của LND Toys không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất mà còn khơi dậy sự sáng tạo và kỹ năng giao tiếp.

👉 Liên hệ ngay để nhận tư vấn và ưu đãi hấp dẫn!
📞 Hotline: 086 212 1102 
🌐 Website: lndtoys.vn